Tổng hợp 4 cách điều trị viêm bờ mi tại nhà nhanh nhất

Rate this post

Viêm bờ mi được coi là một trong những tình trạng mắt phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vậy, triệu chứng của viêm bờ mi là gì? Cách điều trị viêm bờ mi ra sao? Bài viết dưới đây, Monapharm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết.

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi được coi là một trong những tình trạng mắt phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi và thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm và đỏ mí mắt, khiến mí mắt bị ngứa và xuất hiện nhiều gỉ mắt.

Viêm bờ mi không lây nhiễm, mặc dù có thể do tình trạng viêm do vi khuẩn từ tuyến dầu meibomian bị tắc nghẽn, ở gốc lông mi, cũng như nhiễm trùng do vi khuẩn và dị ứng. Trong nhiều trường hợp, viêm bờ mi có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuyến meibomian (MGD) và có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô mắt.

Do bản chất mãn tính của viêm bờ mi, bệnh nhân thường trải qua các giai đoạn khác nhau của bệnh bao gồm giai đoạn toàn phát, giai đoạn thuyên giảm. Các triệu chứng sẽ dần dần được cải thiện nhưng thường không biến mất hoàn toàn mà có thể tái lại bất kỳ lúc nào.

Trong một số trường hợp nhất định, viêm bờ mi có thể gây nên tình trạng khô mắt, ảnh hưởng đến thị lực do đó, các biện pháp điều trị đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Có 2 loại viêm bờ mi bao gồm:

  • Viêm bờ mi trước: Viêm bờ mi này ảnh hưởng đến vùng bên ngoài, phía trước của mí mắt, nơi lông mi của bạn bám vào. Vi khuẩn, ký sinh trùng, bụi bẩn là một trong số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bờ mi trước.
  • Viêm bờ mi sau: Điều này ảnh hưởng đến mí mắt bên trong, nơi mí mắt tiếp xúc với mắt. Viêm bờ mi sau thường liên quan đến rối loạn chức năng tuyến meibomian. Khi tuyến dầu này bị tắc có thể gây nên tình trạng kích ứng và gây viêm.
Viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ mi là gì?

Triệu chứng của viêm bờ mi

Các triệu chứng của viêm bờ mi có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.  Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm bờ mi bao gồm: Đau mắt, ngứa mắt, nhìn mờ, nhiều ghèn mắt,…

Các biến chứng liên quan đến viêm bờ mi nếu không được điều trị đầy đủ bao gồm:

Lẹo mắt hình thành khi các tuyến dọc theo mi mắt bị tắc nghẽn. Lẹo là do nhiễm trùng cấp tính ở các tuyến dầu của vi mắt.

Sự tiết dầu không đều và sự tích tụ của các gỉ mắt có thể gây nên tình trạng chảy nước mắt quá nhiều.

Khô mắt : Giảm tiết dầu do bất thường ở tuyến meibomian có thể ảnh hưởng đến lượng dầu trong nước mắt và dẫn đến khô mắt.

Nhiễm trùng thứ phát do lây lan vi khuẩn trong quá trình dụi mắt, rửa mặt,….

Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi?

Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi
Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bờ mi do đó, phác đồ điều trị và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ khác nhau.

Trường hợp viêm bờ mi do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh, tình trạng viêm bờ mi có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị.

Tuy nhiên, viêm bờ mi được coi là tình trạng mãn tính, các triệu chứng có thể tái đi tái lại nhiều lần với tần suất và mức độ khác nhau. Do đó, điều quan trọng là cần phải kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả và tối ưu.

Cách điều trị viêm bờ mi tại nhà nhanh nhất

Trong quá trình điều trị viêm bờ mi, việc làm quan trọng cần lưu ý là kiểm soát triệu chứng và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh. Các biện pháp điều trị viêm bờ mi tại nhà được khuyến cáo bao gồm:

Vệ sinh mắt

Một trong những biện pháp đơn giản để làm giảm triệu chứng bệnh, thúc đẩy quá trình khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát bệnh đó là vệ sinh mắt hàng ngày, bao gồm:

  • Sử dụng các loại nước muối nhỏ mắt để vệ sinh mắt hàng ngày.
  • Chườm ấm lên vùng mi mắt.
  • Có thể massage mắt nhẹ nhàng trong trường hợp tuyến dầu bị tắc.
  • Hạn chế trang điểm, sử dụng các loại mi dán, phấn mắt,…

Chườm ấm

Các triệu chứng của viêm bờ mi thường gây khó chịu hơn khi mới thức dậy. Do đó, các biện pháp được khuyến cáo là chườm ấm từ 2-4 lần mỗi ngày để giúp mắt dễ chịu, giảm cảm giác ngứa, đau mắt.

Chườm ấm bằng cách sử dụng 1 chiếc khăn sạch, ngâm nước ấm và đắp lên mắt. Kết hợp thêm động tác massage nhẹ nhàng mí mắt để kích thích hoạt động bình thường của tuyến meibomian.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị viêm bờ mi
Thuốc điều trị viêm bờ mi

Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bao gồm: Thuốc nhỏ mắt chứa steroid, nước mắt nhân tạo hoặc một số loại thuốc nhỏ mắt khác nhằm làm giảm triệu chứng, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Đối với các trường hợp viêm bờ mi do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ mắt có chứa kháng sinh hoặc thuốc uống.

Tránh trang điểm hoặc đeo kính áp tròng

Không nên trang điểm hoặc đeo kính áp tròng trong thời gian bị bệnh vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng kéo dài thời gian khỏi bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Viêm bờ mi là tình trạng mãn tính do đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống điều độ, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 tốt cho mắt. Những sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống còn có tác dụng kích thích hoạt động bình thường của tuyến meibomian.

Các biện pháp phòng ngừa viêm bờ mi

Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn cũng như phòng ngừa viêm bờ mi, bạn đọc có thể áp dụng bao gồm:

Rửa mi mắt bằng các dung dịch rửa mắt chuyên dụng.

Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm có chứa hóa chất làm tăng nguy cơ kích ứng da.

Vệ sinh và bảo quản kính áp tròng đúng cách, việc đeo kính áp tròng dài ngày làm tăng nguy cơ tích tụ vi khuẩn.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

Khám mắt định kỳ thường xuyên.

Kết luận

Viêm bờ mi thường dễ bị tái lại nhiều lần do đó, các biện pháp phòng ngừa vệ sinh mắt tốt có thể giúp hạn chế tình trạng này. Hi vọng bài viết trên đây có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về phương pháp điều trị viêm bờ mi hiện nay.

Tài liệu tham khảo

Christopher M Putnam. Diagnosis and management of blepharitis: an optometrist’s perspective. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6095371/

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan