Cảnh báo dấu hiệu và triệu chứng đau mắt đỏ ở người lớn và trẻ em

Rate this post

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng sưng viêm kết mạc. Việc nhân biết sớm dấu hiệu và triệu chứng đau mắt đỏ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Bài viết dưới đây, Monapharm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng sưng viêm kết mạc. Có 3 loại viêm kết mạc chính gồm viêm kết mạc do dị ứng, viêm kết mạc do nhiễm trùng và viêm kết mạc do hóa chất.

Viêm kết mạc dị ứng thường xảy ra theo mùa ở người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với hóa chất gây phản ứng dị ứng ở mắt. Immunoglobulin E (IgE), một loại kháng thể, được sản xuất để đáp ứng với các chất gây dị ứng. Các tế bào mast trong niêm mạc mắt và đường hô hấp của bạn sẽ được kích hoạt để giải phóng histamin là chất gây viêm. Các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn là bệnh nhiễm trùng do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn gây ra. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như vệ sinh kém, tiếp xúc với người bệnh, đeo kính áp tròng, sử dụng đồ mỹ phẩm,….

Viêm kết mạc do virus thường thường gây ra bởi adenovirus.

Viêm kết mạc do hóa chất có thể do tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, clo trong hồ bơi hoặc các hóa chất độc hại khác.

Dưới đây là hình ảnh đau mắt đỏ:

Hình ảnh mắt bị đau
Hình ảnh mắt bị đau

Dấu hiệu và triệu chứng đau mắt đỏ ở người lớn và trẻ em

Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây kích ứng hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mắt bị đỏ ở một bên hoặc cả hai bên.
  • Cảm giác cộm ở một hoặc cả hai bên mắt.
  • Ngứa, khó chịu hoặc cảm giác nóng rát ở mắt.
  • Tăng tiết dịch, chảy nước mắt.
  • Có thể có dịch rỉ nhoèn màu xanh hoặc vàng.
  • Sưng mí mắt.
  • Mắt khó mở vào buổi sáng.
  • Tầm nhìn bị hạn chế.

Các triệu chứng và dấu hiệu đau mắt đỏ có thể có một số điểm khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm kết mạc dị ứng với các triệu chứng điển hình gồm chảy nước mắt, mẩn đỏ nhẹ, ngứa có thể có hoặc không.

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường có đau nhẹ, mắt đỏ vừa phải, kèm theo gỉ mắt có màu vàng xanh, dịch tiết này có thể làm cho mí mắt bị đỏ và sưng, bám vào mi tạo thành lớp vảy gây hạn chế tầm nhìn ở người bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân đeo kính áp tròng. Cũng có nguy cơ loét giác mạc do vi khuẩn phát triển ở những người đeo kính áp tròng, bao gồm đau dữ dội và nhạy cảm với ánh sáng.

Nhiễm trùng do vi-rút cũng có thể gây đỏ vừa phải và thường gây đau. Cơn đau thường là cảm giác như có cát, sạn trong mắt. Cũng có thể nhạy cảm với ánh sáng ở mức trung bình đến nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng nặng của bệnh lý đau mắt đỏ là viêm giác mạc gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực ở người lớn và trẻ em. Do đó, để giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời đặc biệt là khi có các dấu hiệu đau, cộm, mờ mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Phân biệt các nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Phân biệt các nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất

Để điều trị đau mắt đỏ, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chẩn đoán cho người bệnh.

Tiền sử bệnh nhân để xác định các triệu chứng, thời điểm các triệu chứng bắt đầu và liệu có bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc môi trường chung nào góp phần gây ra vấn đề hay không.

Đo thị lực để xác định xem thị lực có bị ảnh hưởng hay không.

Đánh giá kết mạc và mô mắt ngoài bằng cách sử dụng ánh sáng mạnh và độ phóng đại.

Đánh giá các cấu trúc bên trong của mắt để đảm bảo không có mô nào khác bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Xét nghiệm bổ sung, có thể bao gồm lấy mẫu nuôi cấy hoặc phết mô kết mạc. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp viêm kết mạc mãn tính hoặc khi tình trạng không đáp ứng với điều trị.

Việc điều trị nhằm mục tiêu giúp bệnh nhân thoải mái, làm chậm hoặc làm giảm quá trình viêm nhiễm, ngăn ngừa lây lan.

Đối với trường hợp viêm kết mạc dị ứng, bước đầu tiên là loại bỏ hoặc tránh chất gây kích ứng, nếu có thể. Chườm mát và nhỏ nước mắt nhân tạo đôi khi làm giảm sự khó chịu trong những trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng như thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng histamin. Những người bị viêm kết mạc dị ứng dai dẳng cũng có thể cần dùng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ steroid tại chỗ. Thuốc kháng histamin đường uống cũng có thể được kê đơn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường được chỉ định thuốc điều trị đau mắt đỏ như kháng sinh nhỏ mắt hoặc tra mắt. Đối với những trường hợp nặng, có thể sẽ được kê đơn thêm thuốc điều trị theo đường uống.

Viêm kết mạc do virus không được chỉ định kháng sinh.

Đối với viêm kết mạc do hóa chất, cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đối với trường hợp nặng, có nguy cơ tổn thương mắt thì cần có những biện pháp can thiệp khác.

Người đeo kính áp tròng có thể cần tạm thời ngừng đeo kính áp tròng trong khi tình trạng bệnh vẫn đang diễn ra. Nếu viêm kết mạc là do đeo kính áp tròng, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị chuyển sang loại kính áp tròng khác hoặc dung dịch khử trùng khác để ngăn ngừa viêm kết mạc tái phát.

Triệu chứng viêm kết mạc do virus
Triệu chứng viêm kết mạc do virus

Biện pháp phòng ngừa

Thực hành vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát sự lây lan của viêm kết mạc. Sau khi chẩn đoán nhiễm trùng, hãy làm theo các bước sau:

Không chạm tay vào mắt.

Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên.

Không sử dụng chung khăn tắm và khăn mặt với người khác.

Vứt bỏ mỹ phẩm dành cho mắt, đặc biệt là mascara.

Không sử dụng mỹ phẩm mắt hoặc sản phẩm chăm sóc mắt cá nhân của người khác.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa trong việc sử dụng kính áp tròng đúng cách.

Tài liệu tham khảo

Amir A. Azari và cộng sự. Conjunctivitis: A Systematic Review. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024 từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7431717/

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan