Cách trị nghẹt mũi giúp làm giảm tình trạng khó thở khi ngủ

Rate this post

Nghẹt mũi là cảm giác tắc nghẽn bên trong mũi. Các biện pháp trị nghẹt mũi hiện nay thường nhằm mục tiêu làm giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây nghẹt mũi cho người bệnh. Bài viết dưới đây, Monapharm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết.

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là cảm giác tắc nghẽn bên trong mũi. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn (vài ngày) hoặc có thể dai dẳng.

Nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi

Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi nhưng có một số nguyên nhân phổ biến gây ra phần lớn tình trạng nghẹt mũi. Bao gồm:

Nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và cúm là những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Bạn có thể bị nghẹt mũi trước khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng khác của nhiễm trùng và chúng có thể kéo dài trong suốt thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm.

Dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa, có thể gây nghẹt mũi. Sự thay đổi mùa và tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng hơn như phấn hoa có thể gây kích ứng mũi và dẫn đến nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng, bao gồm bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và nấm mốc. Các chất kích thích trong không khí có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và viêm, dẫn đến nghẹt mũi bao gồm: khói thuốc lá, nước hoa, khí thải từ phương tiện giao thông, mùi sơn,…

Viêm mũi có thể không do nguyên nhân dị ứng mà do các yếu tố khác gây ra bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi nội tiết, viêm VA,…

Polyp mũi là sự phát triển của khối u lành tính bên trong mũi hoặc xoang. Triệu chứng phổ biến nhất mà chúng gây ra là nghẹt mũi, chảy nước mũi. Thuốc nhỏ mũi steroid thường được sử dụng để thu nhỏ polyp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần can thiệp phẫu thuật.

Cách chữa nghẹt mũi khó thở tại nhà

Nghẹt mũi thường biến mất sau vài ngày đặc biệt khi bạn bị cảm lạnh nhưng đôi khi tình trạng này có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà:

Thuốc xịt mũi chữa ngạt mũi trong 20 giây

Trong trường hợp nghẹt mũi, phương pháp điều trị nghẹt mũi hiệu quả là sử dụng thuốc xịt mũi.

Thuốc nhỏ mũi và xịt thông mũi rất hiệu quả đối với tình trạng nghẹt mũi và giúp thông mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc xịt mũi chỉ nên được sử dụng tối đa từ năm đến bảy ngày. Nếu sử dụng lâu hơn, có thể bị nghẹt mũi trở lại (có thể tệ hơn) khi ngừng sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi thông mũi được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Ephedrin.
  • Xylometazolin.
  • Oxymetazolin.
  • Ipratropium (chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên).
Sử dụng thuốc xịt mũi
Sử dụng thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi chứa steroid

Thuốc xịt steroid thường được sử dụng để điều trị nghẹt mũi, đặc biệt là khi tình trạng này do dị ứng như viêm mũi hoặc polyp mũi. Thuốc xịt steroid có tác dụng làm giảm sưng bên trong mũi. Thuốc xịt mũi nên được xịt trực tiếp vào bên trong mũi.

Cách trị nghẹt mũi bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nghẹt mũi khi nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra tình trạng tắc nghẽn mũi.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Rửa mũi để trị nghẹt mũi một bên

Rửa mũi cũng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để loại bỏ chất nhầy, làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Biện pháp này có thể được thực hiện hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa thường được chỉ định trong các trường hợp có bất thường ở mũi, do dị tật bẩm sinh, xuất hiện dị vật hoặc lệch vách ngăn mũi,…

Mẹo chữa nghẹt mũi khi ngủ bằng cách bấm huyệt

Có nhiều phương pháp để điều trị tình trạng nghẹt mũi, giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng thường đi kèm với việc xuất hiện tác dụng không mong muốn. Do đó, phương pháp bấm huyệt trị nghẹt mũi được nhiều bệnh nhân tìm hiểu và áp dụng vì độ hiệu quả cũng như độ an toàn cao.

Các huyệt gồm huyệt ấn đường nằm ở chính giữa hai đầu lông mày, huyệt ế phong nằm ở dái tai. Khi bấm huyệt, bạn cần lưu ý bấm với lực vừa đủ để giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng nghẹt mũi một cách nhanh chóng.

Phương pháp phòng ngừa nghẹt mũi

Phương pháp làm giảm nghẹt mũi
Phương pháp làm giảm nghẹt mũi

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà để làm giảm cũng như ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi:

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi. Vì vậy, nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giảm nguy cơ bị nghẹt mũi khi ngủ. Hơn nữa, sử dụng máy tạo độ ẩm sau khi mũi bạn đã bị nghẹt là một cách tuyệt vời để giảm đau và kích ứng do nghẹt mũi.

Giữ đủ nước

Việc giữ đủ nước là việc làm quan trọng giúp làm loãng chất nhầy, giảm áp lực lên các hốc xoang từ đó làm giảm tình trạng nghẹt mũi

Kê cao gối khi ngủ

Khi ngủ, bạn nên giữ cao đầu để tránh tình trạng nghẹt mũi. Nằm thẳng có thể khiến chất nhầy tích tụ trong xoang đồng thời làm tăng áp lực xoang, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và nghẹt mũi.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi điều độ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế tình trạng nghẹt mũi.

Kết luận

Nghẹt mũi có thể gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nghẹt mũi đều có thể khắc phục một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trên đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Tài liệu tham khảo

Eli O Meltzer và cộng sự. Treatment of congestion in upper respiratory diseases. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2866555/

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan