Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm xoang mũi

Rate this post

Viêm xoang là tình trạng viêm mô lót xoang gây nên các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức khiến bệnh nhân khó chịu. Vậy, dấu hiệu của viêm xoang mũi là gì? Cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Monapharm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dấu hiệu viêm mũi xoang.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm của mô lót xoang. Viêm xoang là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nhiều người, ở mọi lứa tuổi khác nhau bao gồm cả người lớn và trẻ em.

Xoang cạnh mũi là những khoảng rỗng trong xương mặt và hộp sọ được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng (lớp mô mềm tạo ra chất nhầy). Các xoang được kết nối bằng các đường dẫn hẹp với các khoang mũi.

Bình thường, các xoang làm nhiệm vụ sản xuất chất nhầy có tác dụng cung cấp độ ẩm và giữ ẩm cho các khoang mũi. Bên cạnh đó, chất nhầy còn có tác dụng làm sạch khoang mũi một cách nhẹ nhàng, hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn và vi sinh vật bên trong khoang mũi.

Khi bị viêm xoang, các xoang mũi tăng sản xuất chất nhầy, niêm mạc ở khu vực này cũng có dấu hiệu sưng và viêm gây nên tình trạng hắt hơi, sổ mũi, tăng sản xuất chất nhầy kèm theo đau nhwusc cho người bệnh.

Có 4 loại viêm xoang gồm:

  • Viêm xoang cấp tính còn được gọi là viêm mũi xoang cấp tính, khởi phát đột ngột, kéo dài dưới 4 tuần và khỏi hoàn toàn.
  • Viêm xoang bán cấp: Viêm xoang cấp tính kéo dài dưới 12 tuần.
  • Viêm xoang cấp tính tái phát: Bốn đợt cấp tính trở lên, mỗi đợt kéo dài ít nhất 7 ngày, trong bất kỳ khoảng thời gian 1 năm nào.
  • Viêm xoang mạn tính còn được gọi là viêm mũi xoang mạn tính (CRS): Các triệu chứng kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Nguyên nhân gây viêm xoang
Nguyên nhân gây viêm xoang

Nguyên nhân gây viêm xoang thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động cùng lúc, thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra hoặc do một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bất thường về mặt giải phẫu của mũi như bất thường về cấu trúc bao gồm vách ngăn mũi bị lệch làm hẹp đường thoát của các xoang.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nếu không có biện pháp điều trị phù hợp thì có thể gây nên tình trạng viêm xoang.
  • Nhiễm trùng răng miệng có thể gây nên tình trạng viêm xoang hàm trên.
  • Suy giảm miễn dịch.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang

Các triệu chứng điển hình của viêm xoang ở cả người lớn và trẻ em bao gồm:

Nghẹt mũi là do các xoang tăng tiết chất nhầy khiến bệnh nhân khó thở từ đó xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, thở bằng miệng.

Chảy nước mũi: Dịch tiết đặc, có màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Tăng tiết chất nhầy gây nên tình trạng ho có đờm, đờm mắc ở cổ họng, hôi miệng.

Đau nhức ở 2 bên xoang mũi và 2 đầu lông mày, có thể kèm theo đau đầu.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng mệt mỏi, mất khứu giác, mất vị giác, mệt mỏi,…

Triệu chứng của viêm xoang nhẹ

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nghẹt mũi, đau mặt, nghẹt mũi, chất nhầy đục hoặc đổi màu từ mũi hoặc đau đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài tới bốn tuần nếu không được điều trị.

Triệu chứng của viêm xoang nặng

Khi các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức 2 bên cánh mũi kéo dài trên 4 tuần thì được coi là viêm xoang nặng.

Triệu chứng của viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính được đánh giá là khi các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần. Các triệu chứng chính bao gồm đau nhức 2 bên cánh mũi, đau đầu, khó thở, chảy nước mũi. Ngoài ra, loại viêm xoang này thường liên quan đến tình trạng mệt mỏi và giảm khứu giác.

Dấu hiệu viêm xoang mũi dị ứng

Đối với viêm xoang mũi dị ứng, ngoài các triệu chứng tương tự như khi bị viêm xoang thì người bệnh còn kèm theo tình trạng hắt hơi liên tục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Biến chứng của viêm xoang có thể liên quan đến mắt hoặc não. Biến chứng về mắt bao gồm viêm mô quanh hốc mắt và quanh ổ mắt (nhiễm trùng mô mềm xung quanh mắt hoặc nhiễm trùng hốc mắt). Biến chứng ở não bao gồm nhiễm trùng hoặc hình thành áp xe ở các phần khác nhau của não, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Triệu chứng của viêm xoang
Triệu chứng của viêm xoang

Phương pháp điều trị viêm xoang

Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nhiều bệnh nhân bị viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn. Thời gian điều trị kháng sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng. Vì xoang nằm sâu trong xương và nguồn cung cấp máu bị hạn chế, nên có thể kê đơn điều trị lâu hơn cho những người bị bệnh nặng hoặc kéo dài hơn.

Lạm dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh đã gây ra sự gia tăng đáng kể tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Do đó, bệnh nhân có triệu chứng xoang chỉ nên cân nhắc dùng thuốc kháng sinh nếu các triệu chứng (bao gồm cả dịch mũi đổi màu) kéo dài quá 7-10 ngày.

Thuốc xịt mũi xoang giúp làm sạch khoang mũi đồng thời làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi.

Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tình trạng viêm do phản ứng dị ứng gây ra từ đó làm giảm các triệu chứng cho bệnh nhân.

Corticosteroid tại chỗ có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm và sưng ở các hốc mũi và lỗ xoang. Bên cạnh đó, thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng có hiệu quả trong việc làm co lại và ngăn ngừa sự tái phát của polyp mũi.

Nước rửa mũi giúp làm sạch dịch nhầy trong mũi, giúp thông thoáng đường thở, khiến bệnh nhân dễ chịu.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu như việc điều trị bằng thuốc không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ tiến hành khắc phục những khiếm khuyết ở xương ngăn cách các xoang mũi (nếu có) hoặc cắt bỏ polyp mũi, mở các khoang mũi bị đóng nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh.

Cách trị viêm xoang mũi theo dân gian

Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là biện pháp đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong điều trị viêm xoang mũi. Quá trình rửa mũi không chỉ loại bỏ dịch nhầy giúp đường thở thông thoáng mà còn loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Sử dụng tinh dầu để ngửi hoặc xông: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp được biết đến với công dụng kháng khuẩn, thư giãn, làm giảm cảm giác khó chịu ở bệnh nhân viêm mũi xoang. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp để ngửi hoặc để ông phòng.

Sử dụng tỏi và mật ong: Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt mà còn được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Tỏi đem bóc vỏ, giã, chắt lấy nước, trộn cùng với mật ong. Sau đó, sử dụng tăm bông thấm một ít hỗn hợp trên và đưa vào hốc mũi.

Mỗi ngày thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Marieke B Lemiengre và cộng sự. Antibiotics for acute rhinosinusitis in adults. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024 từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30198548/

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan