Nấm vùng kín có tự khỏi không? Dấu hiệu bị nấm âm đạo không nên bỏ qua

Rate this post

Nhiễm nấm âm đạo còn gọi là viêm âm đạo do nấm men hoặc bệnh nấm Candida âm đạo là một bệnh lý phổ biến ở nữ giới, nguyên nhân do nấm Candida phát triển quá mức. Bài viết dưới đây, Monapharm sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín

Vùng kín bị nấm trắng có sao không?

Nhiễm nấm âm đạo còn gọi là viêm âm đạo do nhiễm nấm hoặc bệnh nấm Candida âm đạo là một bệnh lý phổ biến ở nữ giới, nguyên nhân do nấm Candida phát triển quá mức. Các triệu chứng phổ biến nhất thường gặp là ngứa tại âm hộ và xung quanh âm hộ. Nấm âm đạo thường tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chị em.

Nhiễm nấm âm đạo là nguyên nhân phổ biến thứ 2 sau nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên tình trạng viêm âm đạo. Có tới 75 trong số 100 phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ.

Yếu tố nguy cơ:

  • Mức độ estrogen trong cơ thể tăng cao trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sự mất cân bằng và làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
  • Nghiên cứu cho thấy bệnh nấm candida âm hộ – âm đạo đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng bệnh thường không khác so với phụ nữ bình thường nhưng việc điều trị có một số điểm khác nhất định do liên quan đến sức khỏe của thai nhi.
  • Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc nấm bao gồm bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch. Phụ nữ bị đái tháo đường có kiểm soát đường huyết kém dễ bị nấm candida âm hộ – âm đạo hơn những phụ nữ có lượng đường huyết bình thường. Duy trì kiểm soát đường huyết tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
  • Một số loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, liệu pháp hormone, phương pháp hóa trị và xạ trị. Khoảng ¼ đến ⅓ phụ nữ dễ bị nhiễm nấm candida âm hộ âm đạo trong hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh phổ rộng. Những loại thuốc này ức chế hệ vi khuẩn bình thường, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn như Candida phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần áo bó sát, quan hệ tình dục với người nhiễm nấm cũng là một trong số nguyên nhân khiến cho nữ giới bị nấm âm đạo.
  • Nấm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng viêm, ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư, đau rát khi quan hệ,….

Dưới đây là hình ảnh bị nấm vùng kín

Hình ảnh viêm âm đạo do nhiễm nấm
Hình ảnh viêm âm đạo do nhiễm nấm

Dấu hiệu bị nấm ở nữ giới

Dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý phụ khoa khác ở nữ giới. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu giúp cho chị em can thiệp và điều trị sớm.

Các triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo ở nữ giới là ngứa, nóng rát, đôi khi là đau. Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến vừa bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ở âm hộ, âm đạo hoặc các bộ phận xung quanh.
  • Đau cũng là một trong những triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo, đau tăng lên khi quan hệ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chị em.
  • Quan sát thấy khí hư vón cục, có màu trắng đục, có hoặc không có mùi kèm theo cảm giác ngứa ngáy thì chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và phát hiện để điều trị kịp thời.
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn bình thường.
  • Cảm giác đau tức khi quan hệ, nếu niệu đạo cũng bị viêm thì chị em có thể cảm thấy đau rát ngay cả khi đi tiểu.
  • Vùng kín xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti.
  • Các triệu chứng thường tái phát, không khỏi dứt điểm.
  • Khi tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo phát hiện có nấm. Để chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành khám. Việc thăm khám không chỉ dựa vào triệu chứng, khám lâm sàng mà cần phải có các kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán nhiễm nấm.

Trên đây là những triệu chứng điển hình mà chị em có thể gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể rất nhẹ, không điển hình, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên đi khám khi có các dấu hiệu bất thường hoặc thăm khám định kỳ để có sức khỏe tốt nhất.

Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo
Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo

Nấm vùng kín có tự khỏi không? Biện pháp phòng ngừa nấm âm đạo

Nấm âm đạo thường không tự khỏi, dễ bị tái nhiễm nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Hiện nay, phương pháp điều trị thường bao gồm thuốc uống và thuốc đặt âm đạo.

Việc điều trị nhằm mục đích làm giảm triệu chứng của bệnh nhân. Phương pháp điều trị cũng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

Các thuốc đặt âm đạo phổ biến bao gồm Clotrimazole 100mg, Miconazole,…Các tác dụng phụ thường gặp gồm nóng, rát tại chỗ.

Thuốc uống Fluconazole 150mg. Tuy nhiên, thuốc uống thường làm giảm triệu chứng chậm hơn các thuốc đặt tại chỗ nhưng độ tiện lợi cao, dễ dàng sử dụng. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nổi mẩn, nhức đầu, bất thường liên quan đến chức năng gan thoáng qua.

Fluconazole không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai do nguy cơ gây hại cho thai nhi đang phát triển.

Bên cạnh việc điều trị, các chị em cũng cần có các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng nhiễm nấm tái đi tái nhiều lần.

  • Tránh mặc các loại quần bó sát, khó thấm hút mồ hôi gây khó chịu cho cô bé.
  • Nên thay quần lót sau khoảng 3 tháng sử dụng, quần áo phải để khô ráo, tránh ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt hoặc thực phẩm có nhiều gia vị.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh làm mất độ ẩm và độ pH của âm đạo.
  • Không thụt rửa âm đạo trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thay băng vệ sinh, quần lót thường xuyên.
  • Sau khi đi vệ sinh, dùng khăn mềm lau từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Bị nấm vùng kín có được quan hệ không?

Nhiễm nấm Candida không được coi là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs). Tuy nhiên, bạn không nên quan hệ tình dục khi bệnh chưa được kiểm soát do:

Việc thâm nhập vào âm đạo có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, gây kích ứng âm đạo từ đó làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

Phụ nữ nhiễm nấm Candida có thể có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình.

Kết luận

Nhiễm trùng nấm âm đạo là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ với các triệu chứng điển hình bao gồm ngứa, đau tức khi quan hệ. Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý phụ khoa khác do đó chị em cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Tài liệu tham khảo

Hubertine M. E. Willems và cộng sự. Vulvovaginal Candidiasis: A Current Understanding and Burning Questions. Thời gian truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024 từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7151053/ 

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan